Lâm nghiệp xã hội

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Lâm nghiệp xã hội là hoạt động lâm nghiệp và liên quan đến lâm nghiệp. Bao gồm mọi hình thức lôi quấn người dân tham gia trồng cây phát triển và bảo vệ rừng, sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, không chỉ đáp ứng nhu cầu địa phương về các sản phẩm lâm nghiệp, các hoạt động dịch vụ, văn hóa, phòng hộ môi trường cũng như sinh thái cảnh quan và không ai khác mà chính họ là người được hưởng thụ và phân chia lợi ích trực tiếp hay gián tiếp thông qua các hoạt động đó.

Nguồn gốc ra đời[sửa | sửa mã nguồn]

Vào đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20, lâm nghiệp xã hội được hình thành để khắc phục những hạn chế của lâm nghiệp truyền thống. Sự ra đời của lâm nghiệp xã hội bởi các nguyên nhân cụ thể sau:

  • Chính phủ các nước trực tiếp kiểm soát các nguồn tài nguyên rừng kém hiệu quả.
  • Lâm nghiệp dựa trên nền tảng công nghiệp rừng và sản phẩm gỗ thuần túy không còn phù hợp.
  • Xu thế phi tập trung hóa và phân cấp trong việc quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • Nhu cầu cơ bản của các cộng đồng dân cư sống trong rừng và gần rừng cần lương thực và sản phẩm lâm sản không được đáp ứng.
  • Có sự mâu thuẫn về lợi ích giữa nhà nước và cộng đồng địa phương trong quản lý và sử dụng rừng.

Các đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Lâm nghiệp xã hội được hình thành mang một số đặc điểm sau:

  • Phi tập trung hóa, phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng. Người dân chủ động tham gia vào các hoạt động phát triển, quản lý tài nguyên rừng.
  • Sử dụng tổng hợp các sản phẩm từ rừng.
  • Phát triển lâm nghiệp đa ngành theo hướng phát triển nông thôn tổng hợp.
  • Các hoạt động lâm nghiệp xã hội mang tính quốc tế hóa.

Các đối tượng[sửa | sửa mã nguồn]

Lâm nghiệp xã hội có sự tham gia của nhiều thành phần xã hội:

Cộng đồng địa phương[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cá nhân và hộ gia đình nông dân.
  • Chủ trang trại nông lâm nghiệp.
  • Các nhóm có cùng sở thích.
  • Cộng đồng thôn bản, hợp tác xã nông nghiệp.
  • Trường học.
  • Xí nghiệp.
  • Các tổ chức quần chúng: hội phụ nữ, hội nông dân, quân đội,...

Tổ chức chính phủ, phi chính phủ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Lâm trường quốc doanh.
  • Hạt kiểm lâm.
  • Trung tâm và các trạm khuyền lâm nông.
  • Các dự án phát triển lâm nghiệp, nông thôn.
  • Ngân hàng và hệ thống tín dụng.

Môi trường sinh thái-nhân văn[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]